Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2013

chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ

Vẻ bề ngoài, bé rất hiếu động, nói, chạy nhảy, leo trèo liên tục; tuy nhiên, bé sẽ gặp nhiều khó khăn khi nhớ hoặc phải hoàn thành một công việc hay chỉ dẫn cụ thể nào đó. Không được cải thiện, đây sẽ là tiền đề cho một nhân cách xấu trong tương lai.

Trước đây, ADHD được biết đến với cái tên ADD (có nghĩa là giảm chú ý). Đến năm 1994, ADD chính thức được đổi tên thành ADHD (chứng tăng động giảm chú ý ở bé).
ADHD có nhiều dấu hiệu
1. Loại thiếu chú ý bao gồm các dấu hiệu sau:
- Bé không có khả năng tập trung để hoàn thành hết một việc nhà hoặc một hoạt động vui chơi nào khác.
- Bé khó khăn khi phải thực hiện theo chỉ dẫn mà cha mẹ đề ra.
- Bé có xu hướng làm mất những thứ như đồ chơi, quyển số tay…
- Bé khó khăn khi lắng nghe ý kiến của cha mẹ.
- Bé gặp rắc rối trong việc lưu trữ thông tin: Khi bé học được một điều mới; khoảng 1-2 tuần sau, bạn nhắc lại điều này nhưng bé cũng không thể nhớ nổi. Bé cũng có thể quên lịch sinh hoạt mà bạn đã đề ra cho bé hàng ngày.
2. Loại hiếu động thái quá bao gồm các dấu hiệu sau:
- Bé hay bồn chồn, lo lắng, không yên.
- Bé dường như rất khó khăn nếu phải ngồi im một chỗ trong khoảng thời gian nhất định.
- Bé có xu hướng chạy nhảy, leo trèo liên tục.
- Bé khó khăn khi phải vui chơi trong một địa điểm quá yên tĩnh.
- Bé nói chuyện không ngừng.
- Bé bốc đồng và hấp tấp nên có thể dẫn tới những hành vi sai lầm như nói dối, ăn trộm, đánh bạn chơi hoặc đốt cháy đồ vật…
- Bé diễn đạt từ ngữ theo xu hướng chậm dần: Lúc đầu, bé có thể phát triển khả năng nói một cách bình thường như các bé ở cùng độ tuổi khác. Tuy nhiên, càng về sau thì kỹ năng ngôn ngữ ở bé bị chậm lại, nhất là việc bé phải diễn đạt bằng lời nói.
- Bé khá ương ngạnh: Bé có thái độ phản kháng lại với những thay đổi của môi trường xung quanh một cách rõ rệt.
3. Loại kết hợp giữa hai loại trên
Lưu ý: Bé mắc ADHD thường có xu hướng thích gây gổ với người khác. Do đó, bé thích có dấu hiệu đánh hoặc bắt nạt bạn cùng chơi. Khi ấy, bé lại xuất hiện phản ứng theo 2 chiều: một là, bé rút lui; hai là, bé gây sự đến cùng để giành phần thắng.
Nguyên nhân
- ADHD không phải là kết quả của chế độ ăn nhiều đường, gia đình quá nghèo hoặc do bé tiêm văcxin.
- Nguyên nhân chính xác gây chứng ADHD ở bé vẫn chưa được sáng tỏ. Các nhà nghiên cứu tin rằng, sự thay đổi hóa chất trong bộ não của bé là yếu tố thúc đẩy bé mắc phải ADHD.
- Một số nhà khoa học chứng minh, việc người mẹ hút thuốc lá trong thời gian mang thai có liên quan đến chứng ADHD ở bé về sau. Những yếu tố khác khiến bé dễ mắc phải chứng bệnh này là nhóm bé sinh non, nhẹ cân; nhóm bé bị chấn thương vùng đầu…
- Một nghiên cứu mới đây đưa ra giả thuyết: nhóm bé xem tivi quá sớm với tần suất liên tục cũng có nguy cơ mắc ADHD. Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo, cha mẹ không nên để cho bé dưới 2 tuổi có thói quen ngồi trước màn hình tivi (bao gồm cả việc ngồi trước màn hình máy vi tính). Với bé trên 2 tuổi, cha mẹ cũng nên giới hạn thời gian xem tivi cho bé (không quá 1 giờ đồng hồ mỗi ngày).
Điều trị
Chứng ADHD khó có thể chữa khỏi nhưng bác sĩ sẽ tìm ra phương pháp kiểm soát nó. Kết quả, bé sẽ học được cách tự điều chỉnh hành vi của bản thân theo chiều hướng tích cực.
Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định liệu pháp điều trị thích hợp cho bé bao gồm thuốc và hỗ trợ tâm lý.
Để giúp bé mắc ADHD, cha mẹ nên lưu ý một số điểm sau:
- Thiết lập thói quen sinh hoạt hàng ngày cho bé: Cách này sẽ củng cố sự ghi nhớ và tập trung với những phần việc được cha mẹ giao phó. Đồng thời, bạn cũng nên khen ngợi khi bé tập trung hoàn thành tốt một công việc cụ thể.
- Dạy bé tính ngăn nắp: Bạn nên hướng dẫn bé thu dọn đồ chơi, sách vở, quần áo vào đúng nơi quy định trong nhà. Điều này sẽ khiến bé không bị quên hoặc nhầm lẫn trong sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý giảm thiểu tối đa sự phân tán tư tưởng ở bé; chẳng hạn, nếu bé đã ngồi vào bàn học thì bạn nên tắt tivi để bé không quay ngang, quay ngửa.
- Giới hạn sự lựa chọn: Bạn nên để cho bé tự quyết định phần việc nào sẽ hoàn thành trước, phần việc nào cần hoàn thành sau. Bạn cũng nên phân việc nhẹ nhàng, không quá sức với bé.
- Nên tránh cho bé sự tổn thương về mặt tinh thần: Cha mẹ không nên cãi vã trước mặt con, cũng không nên quát mắng hay xa lánh bé. Bạn có thể thảo luận với bác sĩ để việc giáo dục bé đạt hiệu quả tốt hơn.
Lưu ý: Ngay khi bạn phát hiện ra những dấu hiệu bé có thể mắc chứng ADHD, bạn nên nhanh chóng đưa bé đi khám. Bởi vì, nếu chứng bệnh này không được điều trị kịp thời, bé sẽ hình thành một nhân cách xấu như trộm cắp, đánh nhau, phạm pháp…
Thực tế đã chứng minh, Omega-3 rất tốt đối với sự cải thiện sức khỏe của trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý. Dầu gan cá tuyết Mollers cung cấp nguồn DHA Omega-3 tự nhiên nhất từ cá tuyết vùng bắc cực Na Uy, vùng biển sạch nhất thế giới cung cấp nguồn nguyên liệu tốt nhất, tạo nên sản phẩm DHA Omega-3 số 1 Na Uy giúp trẻ nâng cao tối đa tình trạng sức khỏe.
Nguồn: conyeu.net.vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More