Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

Các giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ

Trẻ em từ khi sinh ra đã có những nhận thức nhất định dựa vào các giác quan của trẻ, đặc biệt khứu giác rất phát triển. Những năm đầu đời là những năm bản lề của quá trình phát triển tâm lý và hình thành tính cách của trẻ. Sự phát triển đó có theo hướng tích cực hay không phụ thuộc chủ yếu vào sự giáo dục và dẫ dắt của cha mẹ. Hãy hiểu rõ quá trình phát triển tâm lý của trẻ qua từng giai đoạn để có biện pháp giáo dục con cái tốt nhất!

Sự phát triển của trẻ là tiến trình tăng trưởng về mặt thể chất, tâm trí và cảm xúc từ lúc mới sinh đến khi trẻ đủ 18 tuổi. Trong quá trình phát triển này, căn cứ vào những đặc điểm tâm sinh lý mà có thể chia quá trình phát triển của trẻ làm 4 giai đoạn:
1. Giai đoạn sơ sinh ( từ 0 đến 1 tuổi): Đây là giai đoạn đầu đời của trẻ. Khi mới được sinh ra, cơ thể của bé quá non yếu và nhỏ bé. Những năm tháng đầu đời này là giai đoạn trẻ phát triển rất nhanh về trọng lượng và chiều cao, các cảm giác và tri giác. Mọi hoạt động đều mang tính chất phản xạ, vận động bằng giác quan, nhận thức mang tính bất phân, có sự gắn bó với một người nào đó, không thể tách rời người lớn. Nhu cầu nhủ yếu là ăn, ngủ, bài tiết và cảm giác an toàn. Ở giai đoạn này trẻ chưa biết nói, chưa biết diễn đạt, biểu hiện duy nhất của trẻ là khóc lóc và sự vặn vẹo toàn thân. Việc thỏa mãn kịp thời các nhu cầu của trẻ sơ sinh tuy dễ dàng nhưng lại rất phức tạp. Việc thỏa mãn sớm các nhu cầu của trẻ sẽ sinh ra tâm lý được cưng chiều và ỷ lại. Mẹ nên ấp ủ, nâng niu, đáp ứng các nhu cầu của trẻ một cách hợp lý, tích cực giao tiếp với trẻ để bé tập nhận thức và học các kỹ năng biểu lộ cảm xúc, giao tiếp.
2. Giai đoạn mẫu giáo – nhà trẻ (từ 1 đến 5 tuổi): Là giai đoạn học tập các thao tác về vận động, phám phá những chức năng công cụ của đồ chơi và đồ dùng trong gia đình. Tiếp thu thông tin và phát triển khả năng ngôn ngữ, hình thành ý thức, học biết các quy tắc cư xử phù hợp, phân biệt đúng sai, nhu cầu chủ yếu là vận động và giao tiếp. Trong giai đoạn này trẻ đã bắt đầu biết tự lập ( tự mặc quần áo, ăn uống, vệ sinh) và có rất nhiều năng lượng. Nhu cầu của trẻ là phải được tự lập để không lệ thuộc vào người khác quá đáng, không mắc chứng sợ thử những công việc mới. Trẻ phải được đi nhà trẻ để tiếp xúc với thầy cô và bạn bè mới, tập dần khả năng giao tiếp ứng xử, khả năng quan hệ giữa con người với con người trong cuộc sống. Nếu không được đi học và tiếp xúc với môi trường ngoài gia đình, trẻ sẽ bị thụ động, ích kỷ, dễ có những phản ứng tiêu cực, kém phát triển về khả năng diễn đạt, thiếu óc tưởng tượng sáng tạo…
3. Giai đoạn trẻ em ( từ 6 đến 11 tuổi): là giai đoạn hoàn thành các kỹ năng về vận động phát âm, trí nhớ, hình thành thế giới quan, có định hướng thời gian, không gian và xã hội. Biết phân biệt giữa cá nhân và môi trường xung quanh. Đặc biệt những năm cuối của giai đoạn này, trẻ bắt đầu hình thành ý thức về đạo đức và giới tính, nhu cầu tiếp thu tri thức và phát triển các năng khiếu. Hình thành và phát triển các khả năng cá nhân. Nhu cầu chủ yếu của trẻ là xây dựng các mối quan hệ với thầy cô bạn bè, các mối quan hệ xã hội. Đây là giai đoạn có rất nhiều sự biến đổi của trẻ, do đó bố mẹ cần đặc biệt quan tâm chú ý, khen ngợi sự cố gắng của trẻ, động viên trẻ hoàn thành công việc khi gặp khó khăn, dạy trẻ cách ứng xử với thất bại và giải quyết vấn đề, cần nâng đỡ trẻ một cách phù hợp.
4. Giai đoạn thiếu niên ( từ 12 đến 18 tuổi): là giai đoạn phát triển mạnh mẽ thứ 2 của cơ thể. Phát triển nhanh về hệ xương, cơ bắp và hệ sinh dục. Có nhiều xáo trộn về tâm sinh lý, rất dễ có những tổn thương tâm lý nên dễ có những rối nhiễu, có nhu cầu kết bạn, gắn mình với 1 tập thể, có tính thích chỉ huy hoặc được chỉ huy. Tìm kiếm và xây dựng cho mình một khuôn mẫu lý tưởng. Tìm cách trả lời cho câu hỏi: “tôi là ai?”, vì thế dễ có nhiều nhận định mang tính quá khích, ảo tưởng. Thích phát huy tinh thần trách nhiệm, dễ bị lôi cuốn và chịu ảnh hưởng của môi trường xung quanh. Đối diện với sự phát triển này, cha mẹ nên duy trì sự giao tiếp cởi mở và động viên trẻ nói về những suy nghĩ và bày tỏ ý kiến, cung cấp lời khuyên và hướng dẫn trẻ thường xuyên. Thiết lập giới hạn với trẻ và cho trẻ có cơ hôi bày tỏ sự nóng giận hoặc cảm xúc của bản thân.
Nguồn: conyeu.net.vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More