Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013

Bí kíp dạy con kiểu Nhật (p5)

Khi bé chuyển sang giai đoạn 3 tuổi, giáo dục cho trẻ cần chú ý tới tư duy thay vì dạy trẻ ghi nhớ thông thường. Ở tuổi này, não bộ của bé đã có sự phát triển vượt bậc nên phương pháp dạy cũng có những điểm khác so với giai đoạn 2 tuổi.

PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TRẺ TỪ 3 ­– 4 TUỔI

1)      3 tuổi là bắt đầu tư duy

Chuyển sang cách dạy khiến trẻ phải tự suy nghĩ. Được 3 tuổi, não bộ trước phát triển vượt bậc. Đây là vùng tư duy, nên khả năng suy nghĩ của trẻ đến 3 tuổi tiến bộ đáng kể. Cho đến thời điểm này, việc giáo dục tập trung vào việc dậy trẻ ghi nhớ là chủ yếu, song từ thời kì này phải chuyển sang giáo dục tư duy cho trẻ.
Các bạn phải biết trước một điều rằng càng cho trẻ 3 tuổi chơi trò chơi tư duy, càng khiến trẻ trở thành người có khả năng tư duy cao, chỉ số thông minh cao. Vì vậy, vào thời kì này, đồ chơi cho trẻ không chỉ là việc vặn cái ốc vít, hay chơi đồ chơi chạy bằng pin… mà phải cho trẻ những món đồ chơi vận dụng đầu óc suy nghĩ mới được. Đồ chơi thích hợp cho trẻ ở độ tuổi này là những trò chơi để trẻ tự suy nghĩ, tự lắp ráp, sáng tác ra những đồ vật mới. Ví dụ như bộ đồ chơi 3 miếng gỗ dẹt hình tam giác bằng 3 màu khác nhau (xanh, đỏ, vàng) là đồ chơi rất bổ ích.
Thời kì 3 tuổi, cùng với khả năng tư duy, kĩ thuật của trẻ cũng phát triển vượt bậc. Các bạn nên cố gắng hết mức có thể để trẻ có thể dùng đầu ngón tay vào những việc cần kĩ thuật tỉ mỉ càng nhiều càng tốt. Ví dụ như cho trẻ dùng kéo, cho trẻ dán bằng hồ dán, chơi gấp giấy, chơi lấy dây (1 sợi dây thắt nút làm 1 vòng lớn, đan qua đan lại bằng các ngón tay, biến thành nhiều hình dạng khác nhau), cài cúc áo cúc quần, buộc dây…chẳng hạn. Cho trẻ chơi những trò như vậy sẽ khiến trẻ trở thành người có các ngón tay cực kì khéo léo. Sự khéo léo của các ngón tay có thể sánh được với mức độ thông minh của trẻ. Ngược lại, trẻ không dùng tay thuần thục được sẽ thành người vụng về.
Vào thời kì này, các bạn không được quên việc dạy cho trẻ cầm đũa được, tự cởi mặc quần áo. Vào thời kì kĩ thuật phát triển này mà cho trẻ đạp xe 3 bánh, đu xà đơn, vẽ tranh, đánh đàn pi­ano, chơi bàn tính gẩy hạt thì cực kì hợp lí.
Dạy con kiểu Nhật

2)      Trợ giúp 50% để trẻ thực nghiệm được nhiều việc,
Khả năng tự suy nghĩ đã hình thành nên trẻ vẫn bám dính lấy mẹ cho đến giờ đột nhiên trở nên tự lập hơn, bước đầu có suy nghĩ của riêng mình. Tính tự lập hình thành dần dần, ban đầu chỉ là mức tự lập một nửa, lúc rời mẹ, lúc lại quay lại trông chờ vào sự đồng ý của mẹ, cứ như vậy lặp đi lặp lại.
Việc người mẹ trợ giúp trẻ ở gi­ai đoạn tự lập một nửa này là rất quan trọng. 3 tuổi, trẻ không muốn nhờ mẹ ra tay làm hộ hết, mà chúng muốn tự tay chúng làm lấy. Trẻ muốn tỏ ý chí của riêng mình, muốn thể hiện tâm trạng của chúng nên hay bị cha mẹ cho là “không nghe lời”, “hay chống đối”. Ngày xưa 3 tuổi bị coi là thời kì phản kháng đầu tiên sau kì phản kháng “Đáng sợ trẻ 2 tuổi”. Nhưng thực ra không được coi đây là một kì phản kháng, mà phải nhìn nhận đó là những dấu hiệu tuyệt vời của thời kì bắt đầu tự lập, bắt đầu khẳng định cái tôi mới được.
Thời kì này trẻ phải tách rời bố mẹ, tích lũy kinh nghiệm càng nhiều càng tốt. Bố mẹ phải vui mừng thấy rằng con mình đến thời kì này đã có bản lĩnh độc lập với bố mẹ mới được. Không những thế phải giúp đỡ con tách mình khỏi bố mẹ nữa. Để được như vậy, việc quan trọng là bố mẹ truyền tới con tình yêu thương dạt dào nhất. Con hơi tách khỏi bố mẹ được một chút, nhưng nếu có được tình yêu dào dạt của cha mẹ, chúng sẽ vững bước và tự lập được.
Để được như vậy, không phải cứ để con chơi một mình mà được, mẹ phải chơi cùng với con. Trước khi con chơi với bạn khác, phải cho con có kinh nghiệm thật nhiều từ việc chơi với mẹ. Tính xã hội ở trẻ được hình thành trước tiên từ mối quan hệ mẹ-​con. Để tạo dựng được nền tảng đó, cần phải đưa con ra ngoài hết mức có thể được. Hãy để trẻ tích lũy được nhiều kinh nghiệm bên ngoài.
Nói như vậy, nhưng 1 đứa trẻ lên 3, tự ra ngoài, tự tích lũy kinh nghiệm là phi lí. Vẫn là mẹ phải lo lắng làm sao để tạo cho con được trải nghiệm thực tế đến mức tối đa. Ví dụ như việc quan trọng là dẫn trẻ đi thật nhiều nơi như vườn bách thú, thủy cung; đi ra biển, lên núi, cánh đồng; rồi đi chợ, cửa hàng bách hóa, cửa hàng rau; sở phòng cháy chữa cháy, viện bảo tàng, thư viện, hiệu sách… Tuy nhiên nếu chỉ đưa trẻ đến những nơi đó không thôi thì chưa mục đích giáo dục chưa hoàn thiện.
Đến những nơi đó, qua thể nghiệm trẻ phải thu nạp được những khái niệm chính xác, có năng lực nhận thức tốt làm nền tảng tư duy. Bố mẹ phải suy nghĩ sao cho đồng thời với việc cho con trải nghiệm thực tế, phải thu hoạch được một vốn từ phong phú, năng lực phân tích, tóm tắt tổng hợp các sự vật hiện tượng.
Có phương pháp yêu cầu trẻ báo cáo, kể lại những thực nghiệm của chúng là phù hợp nhất. Trẻ thực sự hiểu, biết, suy nghĩ được về sự vật là ở chỗ- trẻ kể lại được thực nghiệm của chúng bằng từ ngữ trừu tượng; trẻ có thể từ lời nói hình dung ra thực nghiệm và ngược lại trẻ có thể nhớ lại thực nghiệm bằng lời nói; Đằng sau việc trải nghiệm cuộc sống, là việc phát triển năng lực tư duy, nhờ có năng lực tư duy đó, ở trẻ sẽ hình thành khái niệm, nâng cao năng lực nhận thức…

3)      Bồi dưỡng khả năng ngôn ngữ bằng cách nói chuyện
Xét về tâm lí hoc, giọng nói của mẹ bao giờ cũng thân thiết hơn, thu hút sự chú ý của trẻ hơn giọng nói trong băng từ xa lạ.
Người ta nói trẻ 3 tuổi mang niềm khao khát xóa bỏ mọi chướng ngại về ngôn ngữ. Là bởi vì, trẻ đang ở thời kì phát triển ngôn ngữ cực kì nhanh kể từ khi lên 2. Trong cả cuộc đời, đây là thời kì trẻ có khả năng nhớ từ nhiều nhất. Vì vậy, cha mẹ nên dạy con càng nhiều từ càng tốt. Vậy thì nên làm thế nào để phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ?
Việc quan trọng trước tiên là việc hàng ngày cha mẹ phải nói chuyện với con mình hết khả năng có thể được. Quan trọng là nói chuyện với trẻ một cách nghiêm túc, dùng từ chính xác như nói với người lớn, và dùng cách nói chuyện theo chủ để, có cốt truyện để trẻ có thể tư duy, suy luận được. Ví dụ như, không được mắng cột lốc “Con yên lặng đi nào”. Nếu nói “Mẹ đang nói chuyện điện thoại” thì con sẽ hiểu ra lí do mẹ yêu cầu chúng yên lặng. Bạn hãy nói với con những câu có quan hệ nhân-​quả như “Mình phải mang ô theo con ạ. Hôm nay dự báo thời tiết nói sẽ có mưa mà” chẳng hạn.
Trẻ em có khi nào đó nghe được một từ gì khó, có ngày sẽ tự nhiên bật ra từ khó đó vào hoàn cảnh hết sức hợp lí, khiến cha mẹ phải ngạc nhiên.
Trẻ em học từ cha mẹ ngay cả khi cha mẹ chúng không hề biết.
Vì vậy hàng ngày mẹ chúng nói chuyện dùng từ nghiêm túc, chính xác, phong phú thì khả năng ngôn ngữ của trẻ tiến bộ rõ rệt, sẽ ít có những từ ngữ phản đối, trẻ không chậm chạp như những đứa trẻ trí tuệ kém phát triển.
Ngoài việc nói chuyện với con, hãy đọc thật nhiều sách truyện cho con (truyện có tranh vẽ chứ ko phải man­ga). Trẻ con rất thích được nghe đọc truyện. Mỗi ngày hãy cố gắng đọc 5 hay 10 quyển cho con.
Hãy tạo thói quen đến thư viện, tìm quyển sách trẻ thích, mượn về đọc khi trẻ ở độ tuổi này. Với việc đọc nhiều sách, nội dung ngôn từ trẻ dùng để lí giải sẽ vô cùng phong phú. Để nâng cao khả năng ngôn ngữ của trẻ thì không có việc gì tốt bằng việc đọc sách tranh.
Đồng thời, qua việc đọc sách tạo cho trẻ sự quan tâm đến chữ cái, trẻ có ý muốn tự đọc lấy sách, đó là điều tuyệt vời nhất. 3 tuổi được gọi là thời kì “vận chữ đã đến” của trẻ. Có những đứa trẻ thời kì này, cực kì quan tâm đến chữ cái, kể cả bố mẹ cứ phớt lờ đi chăng nữa, thì trẻ cũng cứ hỏi “chữ này đọc là gì? Chữ kia đọc là gì?” rồi chẳng mấy lúc nhớ hết bộ chữ cái, tự đọc sách rất lưu loát. Hiện nay, không khó gì tìm ra trẻ 3 tuổi đọc sách lưu loát.
Giáo sư Rick­el, đại học Muhem, nơi được gọi là lá cờ đầu trong ngành giáo dục sớm của Đức nghiên cứu dữ liệu trên thực tế cho hay, trẻ có thể bắt đầu đọc viết được từ khi lên 2, lên 3 và ông chủ trương phải dạy trẻ viết đọc từ thời kì này.
Giáo sư cũng có ý kiến như vậy trong việc luyện tập số học. Theo giáo sư thì thời kì để trẻ học tập được ko phải là 5,6 tuổi, mà 2,3 tuổi là thời kì thích hợp nhất. Ở thời kì này, ko cho trẻ học tập, chỉ để thả rông cho chơi không thôi, năng lực của trẻ sẽ bị phát triển thiên lệch. Nếu trong thời kì này không nuôi dưỡng sự quan tâm của trẻ đến chữ cái, thì đến 5,6 tuổi, trẻ ko quan tâm đến chữ nghĩa gì lắm, khả năng nhớ chữ, nhớ từ cũng giảm sút hơn rồi, thì việc bắt đầu cho trẻ tập đọc sẽ gặp nhiều khó khăn.
Nếu từ 6 tháng tuổi đã đọc sách tranh cho trẻ, có thói quen mẹ con cùng đọc sách hàng ngày thì đến không có trẻ nào đến 5 tuổi lại ko có sự ham mê chữ nghĩa.
 Nếu như mẹ nói “Trong quyển này có chuyện rất là hay. Nhưng mẹ đang bận quá, ko đọc cho con nghe được. Giá như con biết đọc thì hay quá!” trẻ sẽ muốn tự đọc được phải ko ạ? Đây là cách hướng trẻ đến việc tự đọc sách một cách tự nhiên và nhẹ nhàng nhất. Đó là cách làm khiến trẻ 3 tuổi nhớ hết bảng chữ cái 50 âm từ lúc nào.
Có thể đọc viết được chữ, khiến khả năng tư duy ở trẻ phát triển ở mức cao hơn nhiều. Cánh cửa trẻ bước vào thế giới cũng rộng mở hơn nhiều.
Trẻ phát triển khả năng lí giải từ những câu chuyện cổ tích đến thế giới mà chúng chưa hề trải nghiệm bao giờ.
Tiến sĩ John Ocor­na của Mỹ từng nói “khả năng ngôn ngữ cho biết địa vị xã hội, thu nhập thấp hay cao. Cũng cho biết cả thành tích học tập ở trường học”. Phải suy nghĩ rằng, tạo cho con khả năng đọc sách tốt như là một tài sản quí giá bố mẹ có thể tặng cho con cái của mình mới được.
Bố mẹ trẻ phải nên biết trước rằng để 6 tuổi mới tạo thói quen đọc sách là quá muộn và khó khăn. Nếu dạy từ 3 tuổi thì trẻ tiếp thu nhanh và việc dạy học cũng vui vẻ hơn nhiều.
Vậy với trẻ 3 tuổi thì sách nào là phù hợp?
Đương nhiên là những câu chuyện ma quỉ là không phù hợp rồi. Càng là những chuyện gần gũi với cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của trẻ, càng hấp dẫn. Hãy chọn những quyển có nội dung đơn giản về chủ để sinh hoạt hàng ngày cho trẻ. Thực tế ở thư viện những cuốn sách được trẻ chọn và mượn nhiều nhất là những cuốn có nội dung gần gũi với trẻ như vậy.
4)      Không làm gì phải lo lắng với tật nói lắp của trẻ…
Trong khoảng từ 2 tuổi rưỡi đến 4 tuổi rưỡi, một ngày kia bỗng nhiên trẻ sinh ra nói lắp. Song đây không phải là hiện tượng phải lo lắng. Có học thuyết cho rằng hiện tượng nói lắp thường xảy ra vào thời kì trung khu ngôn ngữ được cố định ở một trong hai bán cầu não. Rồi vào khoảng thời gi­an xác định tay thuận của trẻ, hiện tượng nói lắp sẽ biến mất. Cha mẹ chú trọng quá vào việc bắt bẻ, sửa sai từng lời nói lắp của trẻ, càng làm cho chứng nói lắp trầm trọng hơn. Khi trẻ nói lắp, phải coi như đó là chuyện bình thường, nói chuyện với trẻ bằng thái độ bình thường mới được.
5)      Nên bắt đầu dạy ngoại ngữ cho trẻ trong thời kì này.
Trẻ trong độ tuổi 3 đến 6 tuổi có khả năng nhớ từ ngữ cao nhất trong suốt cả cuộc đời. Cho nên, trong thời kì này, dạy ngoại ngữ cho trẻ là thời điểm lí tưởng. Về việc dạy ngoại ngữ cho trẻ em ở độ tuổi này, học giả Starn đã nói “Một lợi ích to lớn khi dạy ngoại ngữ cho trẻ em ở độ tuổi này là, đây cũng là độ tuổi trẻ học tiếng mẹ đẻ, nếu dạy luôn ngoại ngữ thì đồng thời trẻ nhập tâm tiếng nước ngoài cũng theo cách thức như tiếng mẹ đẻ”. Còn nhà sinh học tâm lí Leo­porl­ter thì nói “ Học ngoại ngữ sau 10 tuổi không phải là không thể, nhưng sẽ rất khó có thành tích xuất sắc. Là bởi vì, nó mang tính phản sinh lí”.
Thời kì chín muồi với ngôn ngữ là từ 3 đến 6 tuổi, dạy ngoại ngữ là việc tự nhiên, nhưng việc dạy từ ngữ khó của tiếng nước ngoài nhìn từ góc độ tâm lí học phát triển của não là quá sức.
Vào thời kì này, cho trẻ nghe tiếng nước ngoài, trẻ tự nhiên nhập tâm được phát âm, ngữ pháp chính xác của ngông ngữ đó như một bản năng sinh lí, chúng được lưu cất vào bộ nhớ trong não bộ. Sau đó có không học ngoại ngữ đó nữa, thì sau này, khi có dịp học lại ngoại ngữ đó thì trẻ vẫn bật ra tiếng ngoại ngữ đó với giọng phát âm chuẩn.
6)      Cứ để trẻ chơi không thôi sẽ có tác hại.
 Có người cho rằng dạy chữ, dạy số, dạy tiếng Anh cho trẻ như vậy là nhồi nhét khổ thân đứa trẻ. Họ cho rằng phải để cho trẻ chơi mới được.
Các bậc cha mẹ phải biết trước một điều rằng, nếu cứ để cho trẻ chơi không vậy thôi, rồi một lúc nào đó bắt ép trẻ phải học theo bài có ích nào đó, sẽ là việc làm gây tác hại đến não bộ của trẻ đang phát triển.
Tôi xin nhắc lại đến lần thứ 3, rằng, tốc độ phát triển của não nhanh hơn mức độ người ta tưởng tượng gấp nhiều lần. Đến 3 tuổi thì não đã hoàn chỉnh đến 60%, đến 6 tuổi thì 80%.
 Nếu bắt đầu học tập từ 6 tuổi, thì lúc đó não đã cơ bản hoàn thành, tính chất cố định, việc làm thay đổi đường hằn trên não bộ, hay nâng cao chất lượng của não đều hoàn toàn không thể.
  Chẳng thà học tập khi đang trong độ phát triển lúc 2,3 tuổi lại là thời kì thích hợp hơn cả. Nếu cho trẻ học tập trong độ tuổi này, não bộ trẻ có phản ứng tốt với việc học, khắc sâu vào não, nâng cao chất lượng của tế bào thần kinh. Chỉ cần một cử động nhỏ cũng làm nâng cao chất lượng não.
 Học tập của trẻ 2,3 tuổi không đơn thuần cho trẻ thu nạp kiến thức, mà làm cho chất lượng của tế bào thần kinh não tăng cao (trở thành tế bào thần kinh giàu ri­bonu­cle­ic RNA, cái được coi là mầm sống của kí ức).
  Mạng lưới dây thần kinh trong não đã hoàn thành 80% tức là không thay đổi được gì đối với 80% đã hoàn thành ấy nữa, dù có luyện tập đến đâu đi nữa, thể chất thiên tài đã mất đi không bao giờ trở lại nữa.
 Thiết nghĩ các bậc cha mẹ nên biết rằng tuổi thích hợp để học hỏi là từ khi trẻ chưa được 1 tuổi. Thời kì từ sơ sinh đến 3 tuổi là thời kì nếu được giáo dục đúng đắn, não có thể phát triển với tố chất thiên tài. Thời kì từ 3 đến 6 tuổi là thời kì cũng vẫn có thể có được não bộ chất lượng cao nếu được giáo dục thích hợp.
 Vào thời kì này nếu dạy trẻ chơi cờ tướng, cờ gô, thì trẻ cũng sẽ có lực cờ mà người lớn cũng không sánh bì được.
 Việc làm đầu tiên để giáo dục con trẻ là việc tạo ra môi trường giúp trẻ có thể phát triển toàn diện vô số khả năng như kĩ năng, trí nhớ, tự duy, vận động, vẽ tranh… một cách tự nhiên nhất.
  Tuy nhiên cái chúng ta thường thấy lại là mặc dù con trẻ có hành động nội lực hết sức mạnh mẽ, lại bị lơ đi không để ý, hay bị ngăn cấm không được tự do bộc lộ. Nhiều khi cha mẹ chỉ để cho con thích chơi gì thì chơi, hoặc là chẳng làm gì cả cứ để thời gi­an trôi qua vô bổ.
 Vì vậy, đại đa số tài năng của trẻ nhỏ đáng ra được phát triển tột độ lại bị lụi tàn. Năng lực trí nhớ và năng lực lí giải cũng vì thế mà yếu ớt.
 Cũng có nhiều người nói rằng “Không được dạy trẻ 2,3 tuổi nhiều thứ đến thế. Khi vào lớp 1 trẻ cũng thành đứa trẻ bình thường ấy mà”.
 Đúng vậy. Xét về hoạt động của não bộ trẻ em và nguyên lí tài năng giảm dần thì điều đó là đúng. Nhưng đó là để nói khi không tiếp tục giáo dục trẻ nữa.
 Hàng ngày dành khoảng 20 đến 30 phút dạy trẻ những điều phù hợp với lứa tuổi, trẻ sẽ nhập tâm được nhiều điều hay.
 Ngoài ra, ở phần giáo dục trẻ 2 tuổi tôi đã đề cập rồi, đến 3 tuổi cũng vậy, đó là thời kì tự lập của trẻ vẫn đang tiếp tục. Vì vậy vẫn phải tiếp tục cho trẻ làm những việc giúp đỡ gia đình phù hợp với khả năng của trẻ.
 Khi đi chợ, mua sắm hàng, nhờ trẻ cầm hộ đồ, nhờ trẻ tìm món đồ mẹ cần mua chẳng hạn.
 Khi trẻ làm được việc gì giúp mẹ, phải khen trẻ. Mỗi khi được ghi nhận việc đã làm như vậy, dần dần trong trẻ hình thành ý thức của một người lớn.
 3 tuổi, trẻ cần phải học những điều nho nhỏ từ xã hội như vậy.
 Ngược lại, phải nói rằng những trẻ em không được nhờ giúp đỡ việc gì bao giờ, những trẻ em luôn phải nghe những lời nhỏ mọn của cha mẹ là những trẻ bất hạnh.
 Để trẻ dần khẳng định bản ngã, từng bước trở thành người lớn, điều quan trọng phải giải quyết triệt để ý thức được bố mẹ nhìn nhận, được bố mẹ tin tưởng trong vùng ý thức sâu sa của trẻ.
  Trẻ khôngđược bố mẹ nhìn nhận, luôn phải nghe mắng mỏ, thất bại mỗi khi thử nghiệm làm gì… không thể khẳng định bản ngã của mình được.
 Tôi muốn nhấn mạnh một điều rằng, càng khen, càng nhìn nhận việc làm của trẻ sẽ là cách để trẻ lớn khôn, lanh lợi. Bố mẹ không biết đến điều đó, con cái của họ thường có tinh thần không ổn định, tính cách bất thường, phát sinh nhiều vấn đề bất hạnh.
7)      Sở thích chệch (sở thích khác người)
 Điều cần lưu ý ở đây là trẻ em mỗi đứa mỗi khác. Cái quan trọng khi giáo dục trẻ, là giáo dục cá tính của trẻ. Cá tính của trẻ từ khi sinh ra, đã có mỗi đứa mỗi tính. Một cách tự nhiện, chúng bắt đầu cuộc đời bằng những cách đi khác nhau.
 Đến 2,3 tuổi có trẻ thích đi thú nhún, tàu điện máy bay đu quay… thì lại có trẻ thích hoa lá. Sự quan tâm của trẻ đến những thứ đó quá ư mạnh mẽ, rõ rệt, song thường thì bố mẹ chúng không những không coi sự quan tâm đó của trẻ là điều tốt đẹp mà ngược lại, họ lo lắng rằng sự quan tâm của con họ đã bị chệch đường, phải làm sao tiêu diệt được sự quan tâm đó của con bằng cách hướng sự quan tâm của con vào một thứ khác.
 Điều này gây tổn hại cho sự phát triển của trẻ.
 Nếu trẻ bộc lộ những khuynh hướng sở thích khác người như vậy, bố mẹ phải vui mừng, gìn giữ nuôi dưỡng khuynh hướng đó của trẻ mới đúng. Là bởi vì, khi trẻ tập trung sự quan tâm được vào 1 điều gì tức là đã đạt được 2 điều lợi ích to lớn. Thứ nhất, đó là khả năng tập trung cao độ vào việc đó. Thứ 2, đó là khi đã tập trung quan tâm vào một việc gì đó, đương nhiên trẻ sẽ suy nghĩ đến những điều liên quan đến việc đó, rồi khi tư duy xong thì trí năng cũng đạt đến mức độ cao hơn.
 Khi tập trung vào một điều gì, chắc chắn trẻ sẽ tự tư duy lấy.
 Tư duy vì thế sẽ tiến bộ. Trẻ sẽ có khả năng tư duy cực kì tốt. Khả năng tư duy có được này, dù cho một thời gi­an sau tự nhiên trẻ chuyển hướng quan tâm sang một việc khác, vẫn là một hoạt động có ích.
 Khi khả năng tập trung và tư duy của trẻ còn chưa sâu sắc, thì việc phân tán sở thích hay sự quan tâm của chúng sẽ là việc làm chẳng đem lại lợi ích gì cho sự phát triển của trẻ.
  Giáo sư nổi tiếng về giáo dục nhân tài… khi nhận thấy con mình quãng 2 tuổi trở đi rất quan tâm đến tàu điện, tàu hỏa thì mỗi khi mua quà cho con là mua toàn đồ liên quan đến tàu xe, và coi khuynh hướng đó của con mình là một điều tuyệt vời.
 Kết quả là, đứa trẻ đó có sức tập trung cao, đồng thời có khả năng quan sát sắc bén. Đến khoảng 3 tuổi đã nhập tâm từ lúc nào phương pháp vẽ tranh xa gần mà học sinh lớp 5 tiểu học mới được học, vẽ được bức tranh tàu hỏa như thật.
 Và cũng tự nhiên đứa trẻ đó nhớ được cách vẽ sơ đồ triển khai mà thường học sinh lớp 4 tiểu học mới được học. Khi 5 tuổi nó vẽ sơ đồ triển khai và cắt quả bóng giấy, lắp ghép thành một đầu tàu hỏa.
 Cứ như vậy đến năm học lớp 2 tiểu học, nó thích quan tâm đến… và tìm ra loài … mà ở Nhật chưa từng phát hiện ra.
 Trẻ em được phát hiện và nhìn nhận, khen ngợi đúng mức những điều chúng thích quan tâm sẽ phát triển rực rỡ như vậy đấy. Rồi sau này, chúng quan tâm đến những gì thì chưa rõ, rất tiếc có nhiều ông bố bà mẹ lại dập tắt sự quan tâm của con trẻ khi chúng mới mong manh hình thành.
Nguồn: conyeu.net.vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More