Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

dinh dưỡng và sự phát triển trí thông minh đột phá của trẻ

DHA-va-su-phat-trien-cua-tre
DHA và sự đột phá trong tư duy của trẻ

30 năm nghiên cứu chuyên sâu về sự phát triển trí não ở trẻ nhũ nhi, Giáo sư Peter Willatts, ngành tâm lý, đại học Dundee, Anh khẳng định: dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với trẻ nhỏ, cần được bổ sung đủ và đúng hàm lượng khuyến nghị.







Trong chuyến làm việc tại Việt Nam mới đây, Giáo sư Peter Willatts đã chia sẻ nhiều thông tin thú vị liên quan sự phát triển trí não của trẻ nhỏ. Sự hình thành não bộ của cá thể người bắt đầu từ giai đoạn sớm của bào thai, với 250.000 tế bào thần kinh mỗi phút. Nhờ thế, khi chào đời, mỗi em bé đều có khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh.
     
Giáo sư Peter Willatts chia sẻ về quá trình phát triển của não trẻ. 

Não bộ phát triển nhanh nhất từ 3 tháng cuối thai kỳ đến 2 tuổi, vì thế đây được xem là giai đoạn vàng phát triển trí não. Sau đó, não bộ tiếp tục phát triển và đạt gần 100% khi bước vào tuổi thứ 6. Vì thế, trẻ có thể học hỏi và học hỏi nhanh từ khi còn rất bé vì não đã sẵn sàng.
Vùng vỏ não trước trán, nơi có chức năng điều hành não bộ hình thành rất sớm. Chức năng này gồm việc kiểm soát và quản lý toàn bộ quá trình tập trung, ghi nhớ và xử lý tình huống. Từ lâu, khoa học đã biết rằng 60% não bộ con người được cấu tạo từ axít béo, trong đó DHA và ARA chiếm 25% trọng lượng khô của não, giúp não tăng trưởng và kết nối thần kinh giữa các tế bào. Đối với vùng vỏ não trán, DHA rất quan trọng vì nó chiếm đến 15% tổng axít béo của vùng này. DHA và ARA góp phần vào sự tăng trưởng các tế bào thần kinh và xi-náp (nơi tiếp xúc giữa các tế bào thần kinh, giữa tế bào thần kinh với các tế bào khác), tác động đến sự dẫn truyền thần kinh, giúp việc xử lý thông tin nhanh hơn. Nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng việc bổ sung đúng hàm lượng DHA sẽ giúp trẻ thông minh hơn bằng việc cải thiện quá trình tập trung, ghi nhớ và xử lý tình huống.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Trẻ thông minh hay không là do sự tác động bởi nhiều yếu tố như môi trường (gia đình và xã hội), dinh dưỡng và một phần từ gen di truyền. Tuy nhiên, dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời rất quan trọng vì đó là nền tảng và ảnh hướng trực tiếp đến quá trình tư duy, nhận thức của trẻ. Chính vì vậy, đây là yếu tố mà ba mẹ có thể tác động được, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển trí não tối ưu. Kế tiếp là vai trò giáo dục của cha mẹ. Nếu đã qua giai đoạn phát triển tăng tốc của não (0-2 tuổi) là xem như ba mẹ đã lỡ mất một phần cơ hội cho con của mình phát triển trí não.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của DHA và ARA, điển hình là bốn thử nghiệm lâm sàng của Drover (năm 2009), Morale (2005), Birch (2000) và Birch (2007). Trong các thử nghiệm này, nghiên cứu được tiến hành cho hai nhóm trẻ khác nhau. Một nhóm được bổ sung sữa công thức có chứa DHA (hàm lượng 17mg trên 100kcal) và ARA (hàm lượng 34mg trên 100kcal) và một nhóm đối chứng không được bổ sung hai dưỡng chất này. Kết quả là so với nhóm chứng, trẻ được bổ sung đúng hàm lượng DHA và ARA đã cải thiện khả năng xử lý tình huống tốt hơn ở 9 tháng tuổi, có lực tốt hơn lúc 12 tháng tuổi, có điểm số phát triển trí tuệ tăng hơn 7 điểm (MDI) lúc 18 tháng tuổi và có điểm IQ ngôn ngữ cao hơn 6 điểm lúc 48 tháng tuổi.
Bổ sung DHA giúp trẻ thông minh vượt trội

 Theo đó, DHA đã tạo ra sự khác biệt về trí thông minh ở trẻ em. Năm 2010, WHO và FAO đã công nhận DHA là dưỡng chất thiết yếu cho não bộ của trẻ và đưa ra mức khuyện nghị cụ thể: đối với trẻ 0-12 tháng là 17mg DHA trên 100 kcal và 34mg ARA trên100 kcal, đối với trẻ từ một tuổi đến 6 tuổi là 75mg DHA mỗi ngày. Phụ nữ có thai và cho con bú họ cũng cần được bổ sung DHA ở mức 200mg mỗi ngày.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More