Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

Các cách tác động đến trí thông minh của trẻ

 

Con khỏe mạnh, thông minh là niềm mong ước của tất cả những người làm cha, làm mẹ. Song trí thông minh không tự nhiên mà có, điều đó cần được vun đắp và nuôi dưỡng dần qua chế độ dinh dưỡng, rèn luyện hợp lý.

Dưới đây là một số bí quyết mà cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng để rèn luyện trí thông minh cho bé, giúp bé phát huy sức mạnh trí não.
1. Sữa mẹ
Sữa mẹ tập hợp phong phú các yếu tố hoá sinh ở dạng đang hoạt động, một lượng lớn các hormone và yếu tố tăng trưởng, cùng ít nhất 60 loại enzym. Dinh dưỡng trong sữa mẹ còn rất cân đối các chất vi lượng và đa lượng, giúp bé dễ dàng hấp thụ trực tiếp. Nuôi con bằng sữa mẹ duy trì sợi dây gắn bó giữa mẹ và con, giúp bé phát triển tốt về mặt tình cảm và trí tuệ sau này. Trong trường hợp vì lý do nào đó mà không thể tiếp tuc hoặc duy trì việc bú mẹ cho con, mẹ hãy chọn cho bé loại sữa công thức gần giống với sữa mẹ nhất.
2. Âm nhạc
Đây là một yếu tố quan trọng giúp kích thích trí thông minh cho trẻ. Nó cho phép gia tăng các synap và làm giảm sự đào thải các synap ở cùng một vùng quy định kỹ năng không gian và thời gian trong não. Những vùng này là những phần quan trọng cho các hoạt động tư duy về mặt kiến trúc, xây dựng, khoa học, toán học, nghệ thuật…
Cha mẹ nên cho bé nghe nhạc từ sớm, chọn loại nhạc theo sở thích của bé hoặc khuyến khích bé học một loại nhạc cụ nào đó càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, cha mẹ không nên ép bé phải học bằng mọi cách, điều đó sẽ khiến bé chán, ghét, dẫn đến hiệu quả ngược.
Mẹ nên cho bé làm bạn với âm nhạc từ sớm. Ảnh minh họa.

2. Tập thể dục theo nhạc
Trong bài viết "Âm nhạc đối với bé: Không chỉ là giải trí' của Tiến sĩ Nguyễn Minh Anh, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương, TP HCM có đoạn viết: "Việc vận động theo nhạc giúp trẻ phát triển cơ bắp và các tố chất như độ bền, độ linh hoạt, dẻo dai, tính chính xác, sự nhanh nhạy, sự cân bằng, sự khéo léo…. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng sự luân phiên giữa vận động thể lực và vận động trí não có tác động tích cực đến sức khỏe của con người, nhờ đó cường độ và chất lượng của hoạt động trí não được nâng cao". Theo đó, cha mẹ hãy cùng bé tập thể dục theo nhạc vào buổi sáng để bé có được thể chất khỏe mạnh và tinh thần sảng khoái cho cả một ngày.
3. Trò chơi máy tính
Tiến sĩ Gary Small thuộc Đại học Los Angeles, California (Mỹ), cho rằng não vốn nhạy cảm với những thứ dễ gây kích thích, như màn hình tablet và smartphone. Vì thế, những trò chơi máy tính có thể sẽ hỗ trợ tốt hơn cho bé trong việc sử lý thông tin và tuy duy nhạy bén.
Tuy nhiên, cha mẹ chỉ nên cho trẻ chơi trò chơi máy tính ở một mức độ vừa phải, phù hợp với độ tuổi và có sự hướng dẫn của cha mẹ. Nếu không, khi bé dành quá nhiều thời gian cho máy tính thì việc phát triển các kỹ năng giao tiếp sẽ bị cản trở ở mức độ nhất định.
4. Chọn thức ăn vặt không đường
Đường thuộc nhóm thực phẩm ít giá trị dinh dưỡng lại ẩn chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn đối với sự phát triển của trẻ, làm trẻ tăng cân nhanh và không cần thiết. Vì thế, cha mẹ nên hạn chế cho bé ăn vặt bằng những thực phẩm chứa đường. Cha mẹ có thể thay thế những chiếc kẹo hay bánh cookies bằng hoa quả, đồ ăn vặt ít hoặc không đường… khi cho bé ăn bữa nhẹ.
5. Đọc sách
Đọc sách là một cách đơn giản mà rất hiệu quả giúp bé hình thành và phát triển tư duy ngôn ngữ và khả năng hình dung, tưởng tượng. Đối với bé lớn hơn, quá trình đọc sẽ giúp bé tìm hiểu, khám phá và ghi nhớ tri thức về nhiều lĩnh vực. Cha mẹ hãy chọn cho bé những cuốn sách phù hợp với lứa tuổi, tập cho bé thói quen đọc sách hằng ngày, luôn cho bé đọc sách ở những nơi đủ ánh sáng và cùng bé đọc sách để hướng dẫn, trả lời bé những lúc bé có câu hỏi.
Đọc sách là một cách đơn giản mà rất hiệu quả giúp bé hình thành và phát triển tư duy ngôn ngữ và khả năng hình dung, tưởng tượng. Ảnh minh họa.

6. Ăn sáng đầy đủ
Khi được ăn bữa sáng đầy đủ, bé sẽ tập trung tinh thần cao và sáng tạo trong những hoạt động, nhanh chóng nắm bắt được những kỹ năng giải quyết vấn đề cũng như nhanh nhạy hơn trong việc phối hợp tay - mắt. Mẹ nên tập cho bé thói quen dậy sớm, ăn bữa sáng vào một giờ nhất định. Những năm đầu đời rất quan trọng cho sự phát triển của cơ thể, do vậy, bữa sáng cần được bổ sung nhiều protein và canxi giúp trẻ phát triển về thể lực và chiều cao. Sữa, bánh mì, trứng… là những sự lựa chọn tốt cho bữa sáng của bé khoảng từ một tuổi đến 10 tuổi.
7. Tư duy
Quá trình tư duy của bé bao gồm 3 bước: tập trung, ghi nhớ và xử lý tình huống. Hiện nay, sự phát triển của khoa học công nghệ đã khiến con người thụ động, phụ thuộc nhiều vào máy móc. Do đó, ngay từ khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ hãy luôn khuyến khích, giúp trẻ hình thành và rèn luyện khả năng tư duy độc lập. Những câu nói: "Con hãy suy nghĩ thử đi", "Con làm được mà" sẽ giúp bé tự tin hơn để tự mình đưa ra giải pháp cho những tình huống gặp phải.
8. Trò chơi trí tuệ
Các trò chơi trí tuệ như ghép hình, xếp hình, chơi cờ, giải câu đố… là những "bài tập" luyện trí não, phát triển khả năng ghi nhớ và tư duy của bé. Tùy từng độ tuổi, cha mẹ có thể lựa chọn cho bé những mức độ phù hợp của các trò chơi này để "thử thách" bé.
Cha mẹ hãy chơi cùng bé để quan sát phản ứng và kỹ năng của con, từ đó giúp bé tiếp nhận và hình thành các kỹ năng cơ bản trong quá trình tư duy và nhận thức, để học hỏi tốt hơn khi đến trường.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More